Đầu tư cuối năm, dòng tiền thông minh nên đổ vào đâu?

Trong bối cảnh thị trường vàng nhiều biến động, chứng khoán sụt giảm và lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp thì bất động sản vẫn được xem là kênh trú ẩn an toàn, đồng thời sinh lời tốt nếu nhà đầu tư có lựa chọn sáng suốt.

Đồng bằng Sông Cửu Long – vùng đất giàu tiềm năng đã sẵn sàng đón vận hội mới

Là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi cửa ngõ giao thương với các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mekong, Đồng bằng sông Cửu Long có vị thế hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Đây cũng là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước, đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây của cả nước.

Ngày 21/6 vừa qua, tại hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tổng vốn ngân sách nhà nước dự kiến chi khoảng 460.000 tỉ đồng để phát triển vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng với vai trò bệ đỡ cho phát triển kinh tế – xã hội và thúc đẩy liên kết vùng. Phấn đấu đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830km đường bộ cao tốc, khoảng 4.000km đường quốc lộ, 4 cảng hàng không, 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.

Đầu tư cuối năm, dòng tiền thông minh nên đổ vào đâu? - Ảnh 1.

Vị trí chiến lược quan trọng của vùng ĐBSCL.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tiếp tục triển khai 13 dự án đang thực hiện là tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Rạch Miễu 2, xây dựng tuyến tránh TP. Cà Mau, TP. Long Xuyên, TP. Cao Lãnh, nâng cấp một số tuyến Quốc lộ 57, Quốc lộ 61B…, dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 2…

Khởi công 14 dự án mới gồm: Cao tốc Bắc – Nam đoạn Cần Thơ – Hậu Giang – Cà Mau, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, cao tốc Cao Lãnh – An Hữu, cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh, cao tốc Chơn Thành – Đức Hòa nâng cấp tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ – Rạch Sỏi, tuyến Nam Sông Hậu, dự án phát triển hành lang vận tải thủy và logistics khu vực phía Nam…Các dự án này sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025.

Từ các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBSCL đã mở ra cơ hội tăng trưởng vượt bậc cho các địa phương trong khu vực. Nhiều tỉnh thành được hưởng lợi lớn như Cần Thơ, Long An, Hậu Giang, Cà Mau cũng đang thu hút đầu tư mạnh mẽ để vươn lên bứt phá và thị trường bất động sản tại đây cũng được dự báo nhiều dư địa tăng trưởng sôi động trong thời gian tới.

Theo Ánh Dương – Nhịp sống kinh tế